Đóng

Tin tức

13 / 05 2019

Loài giun ăn rác thải nhựa

Vào năm 2017, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một loài côn trùng có khả năng đục nhiều lỗ lớn trên túi nhựa trong vòng khoảng 40 phút.

Giun sáp ăn nhựa

Giun sáp ăn nhựa

Phát hiện này được nhà sinh học Federica Bertocchini dẫn dắt. Cô đã tìm thấy những con giun anh hùng này một cách rất tình cờ khi đang dọn dẹp tổ ong ở sân sau nhà mình. Trong lúc dọn dẹp, cô phát hiện một số con giun sáp và cho chúng vào một bọc nilon. Sau khi dọn dẹp xong, nhà sinh học Bertocchini nhìn thấy những túi nhựa chứa giun đã bị thủng những lỗ nhỏ.

Bertocchini ngay lập tức hiểu ra sinh vật nhỏ này thật sự là một loài có ích. Chúng được gọi là giun sáp vì sống trên sáp của tổ ong.

Mặc dù từng có rất nhiều sinh vật có khả năng ăn vật liệu nhựa, nhưng chúng vẫn cần một thời gian khá dài để tiêu thụ hoàn toàn. Còn đối với giun sáp, chúng chỉ cần thời gian ngắn hơn nhiều. Loài giun này thường chiếm tổ ong và ăn sáp có thành phần polymer giống như nhựa nên tốc độ ăn của chúng khá nhanh.

Giun sáp là thức ăn lý tưởng cho nhiều loài động vật và thực vật ăn côn trùng. Loài sinh vật này cũng được nuôi cấy rộng rãi để sử dụng làm thức ăn cho con người (ở Thái Lan), cũng như thức ăn sống cho một số loài chim thú cưng bởi cơ thể có hàm lượng chất béo cao, dễ sinh sản và khả năng sống sót trong nhiều tuần ở nhiệt độ thấp.

Tham khảo dịch vụ của công ty gia công khuôn ép nhựa, gia công nhựa

Giun sáp cũng có thể thay thế động vật có vú trong một số thí nghiệm, đặc biệt là trong các nghiên cứu kiểm tra mức độ độc hại của mầm bệnh vi khuẩn hoặc nấm. Lý do loại sinh vật này được chọn lựa là vì hệ thống miễn dịch bẩm sinh của giun sáp rất giống với động vật có vú.

giun sáp ăn nhựa 1

Để đưa phát hiện của mình vào nghiên cứu và thử nghiệm chính thức, Bertocchini đã hợp tác với các nhà khoa học khác là Paolo Bombelli và Christopher để xác định xem chúng có thật sự ăn được nhựa hay không.

Bertocchini và nhóm của cô đã cho 100 con giun sáp vào trong túi nhựa polyetylen và ghi lại hoạt động.

Kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi con giun có khả năng tạo ra trung bình 2,2 lỗ trong mỗi giờ. Sau một đêm, những con giun đã làm giảm 92 miligam túi nhựa. Dựa vào ghi chép, họ còn phát hiện ra rằng 100 con giun sẽ mất gần 1 tháng để loại bỏ hoàn toàn một túi nhựa 5,5 gram.

Nhóm nghiên cứu còn cho biết loại enzyme trong giun sáp hoặc vi khuẩn sống trong cơ thể chúng cũng có khả năng hoà tan nhựa. Họ đã rải một số ruột giun sáp lên miếng nhựa và phát hiện ra rằng chúng cũng có khả năng tiêu huỷ nhựa.

Những con giun này có năng lực phá vỡ các liên kết hóa học của nhựa tương tự như cách chúng tiêu hóa sáp ong, phân hủy nhựa thành ethylene glycol – một chất có thể được sử dụng để tạo ra polyester hoặc chất chống đông. Đây là một khám phá khoa học quan trọng.

Mặc dù giun sáp không thể tạo ra sự khác biệt đáng kể nào trong việc giảm ô nhiễm nhựa trên hành tinh của chúng ta, nhưng các enzyme được sản xuất chắc chắn có thể giúp các nhà khoa học khám phá ra phương pháp phân huỷ nhựa trong tương lai.

Nghiên cứu chỉ ra rằng những vi khuẩn tồn tại trong loài giun sáp này có thể đóng vai trò then chốt trong xử lý nhựa. Một khi quá trình hóa học này được lý giải, nó sẽ trở thành giải pháp hàng đầu để xử lý rác thải nhựa trong môi trường.

Tham khảo seal niêm phong, dây rút nhựa